Sửa nhà có cần xin giấy phép không?

Sửa nhà có cần xin giấy phép không còn tùy vào trường hợp khi sửa nhà. Sẽ có hai trường hợp mà người dân cần bắt buộc xin giấy phép sửa nhà và trường hợp người dân không cần xin phép.

Sửa nhà có cần xin giấy phép không còn tùy vào trường hợp khi sửa nhà. Sẽ có hai trường hợp mà người dân cần bắt buộc xin giấy phép sửa nhà và trường hợp người dân không cần xin phép.

Theo quy định, Sửa nhà có cần xin giấy phép không?

Căn cứ theo nghị định tại khoản 30 Điều 1 Luật Xây Dựng sửa đổi năm 2020, quy định chung về cấp phép xây dựng và các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng bao gồm:

d) Công trình sữa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sữa chữa, tải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nội dung sữa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

Từ đó, nếu sửa nhà và thoả mãn hai điều kiện sau đây thì việc sửa nhà cấp 4 không cần xin giấy phép xây dựng.

  • Sửa nhà mà vị trí sửa chữa, cải tạo là bên trong công trình hoặc mặt ngoài không tiếp giáo với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cấp có thẩm quyền.
  • Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm ảnh hưởng đến án toàn kết cấu chịu lực của công trình, không làm thay đổi công năng sử dụng, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, phù hợp với yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường.

Đối với các trường hợp còn lại và không nằm trong phạm vi trên, thì việc sửa nhà cấp 4 cần được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng mới có thể tiền hành sửa chữa.

Sửa nhà có cần xin giấy phép không? thủ tục sửa nhà cấp 4 là gì?
Thủ Tục Sửa Nhà Cấp 4

Thủ dục xin sửa nhà cấp 4

Căn cứ theo Điều 96 Luật Xây dựng 2014 (khoản 4 Điều này được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020) và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Hồ sơ sơ xin cấp giấy phép xây dựng, sửa chữa nhà cấp 4 bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
  • Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý và sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
  • Bản vẽ hiện trạng của công trình dự kiến sửa chữa (bản vẽ hiện trạng của từng bộ phận của công trình), cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ của bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa nhà, cải tạo và ảnh chụp có kích thước tối thiểu là 15x15cm, hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
  • Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công tình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

Mẫu đơn xin sửa nhà ở

Mẫu 01:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

********

ĐƠN XIN SỬA CHỮA NHÀ Ở

Kính gửi: Uỷ ban nhân dân:……………………………………………………………………

Phòng quản lý:………………………………………………………………………

Tôi tên là:………………………………….Sinh năm ……………………

CMND số:………………………………….Cấp ngày……………… Tại………….

Thường trú tại nhà số: …………… Thôn/Xóm…………………… Xã/Phường……………

Quận/Huyện…………………

Xin phép xây dựng / sửa chữa căn nhà số:.………… Thôn/Xóm……………………

Xã/Phường…………… Quận/Huyện…………………

Thuộc quyền sở hữu của …………………………………………………………………………

Giấy phép công nhận quyền sở hữu nhà số: …………………………………………………

……………………………………………………. ……………………………..ngày …………

Của……………………………………………………………………………………………

Giấy giao đất số: ……………………… ngày ……………………………………………….

Của Sở Ðịa Chính Thành Phố cấp.

Đặc điểm căn nhà xin sửa chữa – xây dựng mới

1.Nhà:

– Loại nhà: (Biệt thự, phố, chung cư) ……………………………………………………….

– Cấp nhà: …………………………………………….., gồm …………………………..

– Cấu trúc: Móng . ……………….,vách …………..,Cột……………….,Mái………………

– Diện tích khuôn viên: …………m2

(Ngang: …………m, Dài: …………m)

– Diện tích xây dựng: …………m2

(Ngang: …………m, Dài: …………m)

2.Ðất:

– Diện tích đất đựơc cấp:…………………………………………………………………………..

Nội dung xin sửa chữa – xây dựng mới

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

……………, ngày….tháng…năm….

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mẫu số 02:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/ ửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: ……………………………………………………..

  1. Thông tin về chủ đầu tư

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): ………………………………………………………………

– Người đại diện: ………………………………Chức vụ (nếu có): ……………………………

– Địa chỉ liên hệ: ………………………………………………………………………………….

– Số nhà: …………….. Đường/phố ………………..Phường/xã ………………………………..

– Quận/huyện ……………………………….Tỉnh/thành phố: …………………………………..

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………….

  1. Thông tin công trình:

– Địa điểm xây dựng: …………………………………………………………………….

– Lô đất số:……………………………………Diện tích …………m2.

– Tại số nhà: …………….. Đường/phố ………………..

– Phường/xã ……………………………………Quận/huyện ……………………………….

– Tỉnh, thành phố: ………………………………………………………………………………

  1. Nội dung đề nghị cấp phép:

 

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng: ………m2.

– Cốt xây dựng: …….m

– Tổng diện tích sàn:…… m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất,

tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

 – Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Tổng chiều dài công trình:……m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua

từng địa giới hành chính x , phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng: ………m2. 110 – Cốt xây dựng:………..m

– Chiều cao công trình: …..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng: ………m2. – Cốt xây dựng:………..m – Chiều cao công trình: …..m – Nội dung quảng cáo:……………………..

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: …………………..

 – Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2. – Tổng diện tích sàn:……….. m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

 – Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt):: ………m2. – Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất,

tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum). – Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt

đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến: – Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

+ Diện tích xây dựng: ………m2.

+ Cốt xây dựng:………..m + Chiều sâu công trình:……..m (tính từ cốt xây dựng) – Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn:……….. m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt

đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: …..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt

đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng:……(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: …………………..

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn:….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu

vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính x , phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

 – Độ sâu công trình: ………..m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

 – Tên dự án:………………………………………………..

+ Đã được: …………..phê duyệt, theo Quyết định số: …………… ngày…………

 – Gồm: (n) công trình

Trong đó: + Công trình số (1-n): (tên công trình)

* Loại công trình: ………………………………Cấp công trình: …………………..

* Các thông tin chủ yếu của công trình: ………………. ……………….

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời: – Loại công trình: ………………………………………….Cấp công trình: ………………….. – Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………………………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………………………………………………………………………………m2.

– Chiều cao công trình: …………………………………………………………………………..m.

– Địa điểm công trình di dời đến: ……………………………………………….

– Lô đất số:………………………………………..Diện tích …………………………………… m2.

– Tại: ………………………………………………… Đường: …………………………………………

– Phường (xã) ……………………………………Quận (huyện) ……………………………….

– Tỉnh, thành phố: ……………………………………………………………………………………..

– Số tầng: ……………………………………………………………………………………………………

  1. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………….

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày ………… – Tên chủ nhiệm thiết kế: …………………………………………… – Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ……………do ……. Cấp ngày: …………………

– Địa chỉ: ………………………………………………………………………………… – Điện thoại: ………………………………………..

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): ………………………..cấp ngày …………………

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………………. tháng.
  2. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Gửi kèm theo Đơn này các tài liệu: 1 – 2

……… ngày ……… tháng ……… năm …….

 

Người làm đơn/Đại diện chủ đầu tư

Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu (nếu có)

Sửa nhà khi chưa có giấy phép có bị phạt không?

Căn cứ theo Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt đối với hành vi sửa nhà không xin phép như sau:

Vi phạm quy định về trật tự xây dựng:

7. Xử phạt đối với hành vi ổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:

a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;

b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khi bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc ông trình xây dựng khác;

c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Khi vi phạm, người vị phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm khi hành vi vi phạm đã kết thúc theo điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Đối với đang thi công xây dựng, căn cứ theo khoản 16 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP ngoài việc bị phạt tiền thì người vi phạm còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định 16/2022/NĐ-CP.

Trên đây là một số thông tin về quy định xin giấy phép sửa nhà mà người dân cần lưu ý. Người dân cần sửa nhà và tư vấn thủ tục hãy liên hệ với Xây Dựng PCS để được tư vấn và hướng dẫn chính xác và nhanh nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *