Màng chống thấm HDPE là vật liệu tiên phong trong bảo vệ môi trường, được ưu tiên sử dụng trong các công trình công nghiệp, nông lâm và thủy sản. Không chỉ phổ biến trong giới kỹ thuật, màng HDPE còn quen thuộc với nông dân, thường được gọi là bạt lót HDPE hay bạt lót ao nuôi tôm, góp phần quan trọng vào việc chống thấm và bảo vệ môi trường trong các công trình và hoạt động nuôi trồng.
Cấu tạo của màng chống thấm HDPE
Thành phần của màng HDPE bao gồm 97.5% nhựa nguyên sinh, 2.5% còn lại là các chất ổn định nhiệt, carbon, chất kháng tia UV và chất chống oxy hóa. Nhờ vào cấu tạo này, màng HDPE không gây hại cho môi trường và có tuổi thọ cao, lên đến hơn 20 năm.
Màng chống thấm HDPE mang lại những lợi ích gì?
Màng HDPE có tính trơ và độ bền cao, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất mạnh, vi khuẩn hay nấm mốc, giúp chống lão hóa tốt trong mọi điều kiện thời tiết. Điều này kéo dài tuổi thọ sản phẩm và giảm chi phí bảo trì.
Về chi phí, thi công màng HDPE nhanh chóng hơn so với vật liệu chống thấm truyền thống, tiết kiệm cả nhân công và thời gian.
Sản phẩm được sản xuất theo quy trình hiện đại, đảm bảo chất lượng đồng nhất. Với độ dày từ 0.3 – 3 mm, màng HDPE có tính linh hoạt cao, chịu được lực kéo, không dễ bị nứt vỡ, phù hợp với nhiều địa hình.
Bên cạnh đó, thi công màng chống thấm hdpe có tính an toàn tuyệt đối, thân thiện với môi trường, không chứa chất độc hại và kháng được hóa chất, vi sinh vật, đảm bảo môi trường sạch.
Phân loại màng HDPE theo công nghệ sản xuất
Màng HDPE công nghệ cán
Màng HDPE sản xuất theo công nghệ cán có khổ rộng từ 7-8 mét, độ dày 0.25-3mm, thường được sử dụng trong các công trình xử lý môi trường quy mô lớn.
Ưu điểm nổi bật là thi công nhanh nhờ khổ rộng và cuộn dài, giúp giảm thời gian hàn mí các tấm HDPE. Độ bền của màng HDPE theo phương pháp này có thể kéo dài trên 25 năm.
Màng HDPE sản xuất theo công nghệ đùn
Màng chống thấm HDPE sản xuất theo phương pháp đùn có khổ rộng 5-6 mét, độ dày từ 0.15-1mm, thường dùng cho các công trình nhỏ, đơn giản và không yêu cầu cao về chất lượng.
Ưu điểm của loại màng này là nhẹ, dễ di chuyển qua nhiều địa hình. Tuy nhiên, do chất lượng và độ dày thấp hơn, tuổi thọ của màng không cao.
Một số ứng dụng quan trọng của màng chống thấm HDPE
- Dùng để lót hồ nuôi thủy sản, hồ sinh học giúp dễ vệ sinh và hạn chế vi sinh vật phát triển.
- Chống thấm và kiểm soát mùi hôi tại các bãi rác, ngăn chặn ô nhiễm từ rác thải.
- Sử dụng trong các trang trại chăn nuôi để lót hầm biogas, ngăn chất thải động vật ảnh hưởng đến môi trường.
- Ứng dụng trong công nghiệp để lót bồn, bể chứa dầu, chất thải khai khoáng, hồ chứa xỉ thải nhà máy nhiệt điện.
- Chống thấm cho các công trình xây dựng, thủy lợi, giao thông.
- Dùng trong cảnh quan như hồ cá Koi, suối nhân tạo, và chống thấm tường, mái nhà.
Gợi ý một số màng chống thấm HDPE bạn có thể lựa chọn
- Màng HDPE GSE: Sản xuất từ Thái Lan, được đánh giá cao về chất lượng, giá cả và chế độ bảo hành.
- Màng HDPE HSE: Sản xuất tại Việt Nam, có giá hợp lý và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Màng HDPE Huitex: Nhập khẩu từ Đài Loan với công nghệ hiện đại, giá cao hơn so với nhiều sản phẩm khác.
- Màng HDPE Solmax: Nhà sản xuất vật liệu tổng hợp địa kỹ thuật lớn nhất thế giới, chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh so với sản phẩm trong nước.
Báo giá màng chống thấm HDPE
Hiện nay giá màng chống thấm HDPE còn phụ thuộc số lượng, chủng loại và vị trí địa lý của khách hàng. Nếu bạn cần báo giá màng HDPE chính xác, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ hoặc tham khảo bảng báo giá dưới đây.
TÊN MÀNG HDPE | QUY CÁCH | ĐƠN GIÁ (VNĐ/ M2) |
Màng chống thấm HDPE HSE 0.5mm | 8mx300m – 6mx50m | 25.000 VNĐ |
Màng chống thấm HDPE HSE 0.7mm | 8mx250m | 36.000VNĐ |
Màng chống thấm HDPE HSE 1.0mm | 8mx185m | 50.000VNĐ |
Màng chống thấm HDPE HSE 1.5mm | 8mx125m | 72.000VNĐ |
Chi tiết các bước thi công màng chống thấm HDPE
Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng:
- Mặt bằng cần có hệ thống tiêu thoát nước để phục vụ quá trình thi công.
- Đảm bảo sạch sẽ, bằng phẳng, không đọng nước, nền đất chắc chắn.
- Loại bỏ các vật sắc nhọn (đá, sắt vụn, cành cây,…) có thể làm hỏng màng chống thấm.
Bước 2: Thi công rãnh neo:
- Đào rãnh neo theo thiết kế để chôn mép màng HDPE.
- Mép màng phải tiếp xúc mịn màng với rãnh neo, không để lồi ra gây hỏng vật liệu.
- Sau khi trải màng, đổ đất lấp rãnh neo ngay để tránh ảnh hưởng đến kết cấu.
Bước 3: Trải màng chống thấm HDPE:
- Đặt cuộn màng đúng vị trí, sau đó trải và căn chỉnh để kéo căng màng.
- Dùng bao tải đất hoặc cát cố định tấm màng dọc theo mép chồng mí để giữ vị trí.
Bước 4: Hàn màng chống thấm:
- Hàn liên kết các tấm màng bằng phương pháp nhiệt, thực hiện theo hướng dọc mái dốc để đảm bảo độ bền và tránh lật màng.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn thành:
- Kiểm tra lại lần nữa khả năng chống thấm, độ phủ của màng Hdpe sau đó tiến hành nghiệm thu.
Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin về màng HDPE cũng như hướng dẫn chi tiết cách thi công màng chống thấm HDPE này. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Hãy nhớ rằng công ty xây dựng PCS chúng tôi cung cấp cho bạn mọi dịch vụ chống thấm bao gồm cả việc thi công màng chống thấm HDPE và các dịch vụ khác trong lĩnh vực xây dựng. Liên hệ với chúng tôi ngay nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc nhu cầu nào
Pingback: màng chống thấm tự dính - Công Ty Xây Dựng PCS